Phân tích ý nghĩa 4 câu đề từ trong bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
Nội dung tư tưởng của bài thơ Tiếng hát con tàu còn được biểu hiện khá rõ nét trong bốn câu thơ đề từ:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ ở đâu”.
Cả bài thơ là lời mời gọi lên Tây Bắc như Tây Bắc ở đây, ngoài nghĩa của một vùng đất còn gợi cho chúng ta nghĩ đến mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao và sâu nặng nghĩa tình của nhân dân; nơi đã khắc sâu kỉ niệm của một thời kháng chiến, nơi đang vẫy gọi con người đi tới. Lời giục dã mời gọi lên Tây Bắc cũng là lời kêu gọi hãy trở về với chính lòng mình, gặp lại tình cảm trong sáng, nghĩa tình sâu nặng với nhân dân, đất nước.
Câu thơ mở đầu gồm hai vế: vế thứ nhất là một câu hỏi “Tây bắc ư?” và vế thứ hai lại là một câu trả lời khẳng định: “Có riêng gì Tây Bắc”. Tây Bắc ở đây là một địa danh, nơi rừng núi xa xôi hiểm trở, nơi cuộc sống của nhân dân xòn nhiều khó khăn, vất vả, nơi đang rất cần bàn tay và trí óc của con người để mở mang khai phá.cá mà nó đã trở thành một biểu tượng cho mọi miền đất xa xôi hẻo lánh của đất nước nơi đã vẫy gọi con người đi tới.
Mà đọc qua bốn câu thơ, chúng ta có cảm giác như có sự mâu thuẫn trong cách lập luận của nhà thơ bởi câu thơ thứ hai, Chế Lan Viên viết “lòng ta đã hóa những con tàu” nhưng ở câu kết, nhà thơ lại khẳng định tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Vậy tâm hồn nhà thơ là con tàu hay là Tây Bắc? Điều này chỉ thực sự sáng tỏ khi chúng ta phân tích cấu trúc của đoạn thơ.
Câu thơ thứ ba, thứ tư có ý nghĩa như là những tiên đề, những điều kiện cần thiết để dẫn tới lời khẳng định ở câu kết “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
Như vậy, đoạn thơ đề từ này thực ra chỉ là cách biểu đạt của Chế Lan Viên khi diễn tả tình cảm của ông với Tây Bắc, với mọi miền đất nước. Nếu như tình cảm nhà thơ luôn hướng đến Tây Bắc, nghĩ về Tây Bắc và đó không phải là tình cảm riêng của nhà thơ mà là tình cảm chung của mọi người (Tổ quốc bốn bề tiếng hát) khi đó nào phải tìm ở đâu xa, mà Tây Bắc đã hiện diện trong tâm hồn của nhà thơ.
Nếu đến với Tây Bắc, nhưng trong bản thân anh không có tình cảm gắn bó với Tây Bắc, thì Tây Bắc đối với anh cũng chỉ là mảnh đất xa lạ.
Nếu anh không có điều kiện lên Tây Bắc thì tất cả tình cảm, tâm hồn anh vẫn luôn hướng về mảnh đất này (và khát khao được hóa thành con tàu hăm hở đến với Tây Bắc “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”).
Nhưng Chế Lan Viên không giới hạn bài thơ của mình ở mục đích tuyên truyền vận động cho một chính sách, chủ trương cụ thể. Bài thơ này còn mang một ý nghĩa khát quát sâu rộng hơn về ý nghĩa, đời sống và triết lý nghệ thuật. Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, đất nước ta đá từng hồi sinh và phát triển, khắp nơi vang lên khúc hát xây dựng. Cuộc sống ấy chính là điểm xuất phát, là ngọn nguồn của mọi sự sáng tạo nghệ thuật. Trong đó có thơ ca nhưng nghệ thuật không tự đến mà nó chỉ có thể nảy sinh thì người nghệ sĩ mở rộng tâm hồn mình, đón nhận và hòa nhập với cuộc đời rộng lớn: “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Ngược lại, nếu như tâm hồn nhà thơ đã hóa những con tàu và tiếng hát con tàu hòa nhập cùng với bốn bề của Tổ quốc thì chính lúc này, người nghệ sĩ có thể soi vào lòng mình và thấy cả được đất nước và nhân dân. “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” thực ra ý tưởng này xuất hiện không chỉ một lần trong thơ Chế Lan Viên mà chúng ta còn bắt gặp nhiều bài thơ, câu thơ khác:
“Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ”
(Chim lượn trong vòng)
Mới đọc qua bốn câu thơ đề từ Chế Lan Viên, ta có cảm tưởng như có sự mâu thuẫn với nhau. Có lúc nhà thơ viết : “Khi lòng ta đã hóa những con tàu” nhưng lúc khác lại khẳng định: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Nhưng những câu thơ này vẫn rất hợp lí và thống nhất. Một cách biện chứng trong qui luật của tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Nói như vậy là bởi khi tâm hồn nhà thơ thực sự gắn bó với Tây Bắc thì nào phải tìm kiếm ở đâu xa, Tây Bắc đã diện ngay trong chính tâm hồn nhà thơ. Chính vì vậy, lời thúc giục lên đường, đến với những miền đất xa xôi của đất nước. Đến với nhân dân cũng còn là lời nhắc nhở hãy trở về với chính lòng mình, với những tình cảm đẹp đẽ trong sáng, những tình nghĩa sâu nặng làm nên ý nghĩa của đời người, đời thơ.
theo duongleteach.com